Tin tức thời sự

Côn trùng đẹp nhất thế giới

Trước khi giới thiệu với quý vị những hình ảnh côn trùng đẹp nhất thế giới tôi muốn quý vị hiểu thêm về loài côn trùng để quý vị có cái nhìn bao quát hơn, rõ ràng hơn về loài này.

Tùy vào từng côn trùng mà chúng ta có cái nhìn khác về chúng. Cũng có côn trùng gây hại cho con người nhưng cũng có côn trùng mang lại cho ta lợi ích, mang lại cảm hứng sáng tạo nhờ nhìn ngắm những côn trùng đẹp.

Sau khi đọc xong và xem các hình ảnh sau đây  diệt mối Hải Phòng muốn các bạn hiểu thật chính xác về các loài côn trùng này.

Côn trùng đẹp nhát thế giới

Côn trùng là gì?

Côn trùng là những sinh vật có đốt nhỏ bé. Thân mình của chúng được chia thành ba phần. Chúng có sáu chân và phần lớn đều có cánh.

Côn trùng chiếm gần ba phần tư động vật trên hành tinh của chúng ta. Chúng ta mới biết có khoảng một triệu loài côn trùng, nhưng trên thực tế thì nhiều hơn rất nhiều, có thể có tới hơn bốn triệu loài.

Cũng như những động vật chân khớp khác, côn trùng có một cơ thể được bao bọc bởi một lớp vỏ được gọi là là xương ngoài và chân của chúng có khớp. Nhưng chúng khác với những động vật chân khớp khác: thứ nhất, cơ thể chúng được chia thành ba phần: đầu, ngực và bụng; thứ hai, chúng có sáu chân và một hoặc hai cặp cánh.

Hầu như chúng ta thấy côn trùng có mặt ở khắp mọi nơi, trừ ngoài biển. Thậm chí người ta còn tìm thấy cả côn trùng ở châu Nam Cực, nơi chỉ có một loài động vật trên cạn duy nhất có thể sống được, đó là một loài muỗi nhỏ không cánh.

Những côn trùng có cánh từ xa xưa đã rất đông đảo, trong đó nhiều nhất là chuồn chuồn, ruồi, bướm, mối và ong.

Tập tính của côn trùng

Các côn trùng có tập tính xã hội như kiến hay ong, chúng sống cùng nhau trong một tập đoàn lớn và được tổ chức rất tốt. Các cá thể trong tập đoàn tương đối giống nhau về bộ gen (do trinh sản) nên người ta có thể coi cả tập đoàn như một "siêu cơ thể". Đứng đầu một thị tộc côn trùng như vậy là con chúa-con cái duy nhất có khả năng sinh sản, và chỉ đảm nhiệm chức vụ này trong bầy và là mẹ của mọi con côn trùng khác trong thị tộc, bao gồm những con thợ là những con cái không có khả năng sinh sản, thực hiện mọi nhiệm vụ của tổ, từ kiếm thức ăn, vệ sinh tổ và vệ sinh con chúa, chăm sóc ấu trùng... Con chúa điều khiển lũ con của mình bằng pheromon, và cứ vào mỗi mùa sinh sản mới, chúng lại cho ra đời một lứa con chúa là hậu duệ của mình, khi trưởng thành những con này sẽ bay đi để tạo nên một thị tộc riêng, những đàn kiến cánh bay vào nhà bạn chính là hình ảnh minh họa rõ nét của chúng. Còn những con thợ thì được sinh ra hằng ngày với tốc độ chóng mặt. Còn những con đực chỉ đóng vai trò sinh sản.

Vai trò của côn trùng

Một con châu chấu ở giai đọan thiếu trùng, đại diện cho loài côn trùng biến thái không hoàn toàn. Ở giai đoạn này, hình dáng bên ngoài của thiếu trùng đã gần như giống hệt thành trùng, nhưng kích cỡ nhỏ hơn và cánh ngắn chưa phát triển hoàn toàn, đôi khi côn trùng đã gây thành các dịch lớn làm ảnh huowngr không nhỏ đến cuộc sống con người. Chúng cần trải qua nhiều lần lột xác nữa để trưởng thành và đi vào sinh sản. Chỉ có 0,1% các loài côn trùng là đi ngược lại lợi ích của con người.
Mặc dù các côn trùng có hại thường nhận được nhiều sự quan tâm hơn, bên cạnh đó vẫn có nhiều loài có lợi cho môi trường và con người. Một số loài thụ phấn cho các loài thực vật có hoa (ong, bướm, kiến,…). Sự giao phấn là sự trao đổi hạt phấn giữa các thực vật có hoa để sinh sản. Các loài côn trùng khi lấy mật và phấn hoa đã vô tình tiến hành giao phấn. Ngày nay, một loạt các vấn đề về môi trường đã làm giảm các quần thể “nhà giao phấn” này. Số lượng các loài côn trùng được nuôi với mục đích làm vật trung gian quản lý việc thụ phấn cho thực vật đang trong thời kỳ phát triển thịnh vượng.

Một số côn trùng cũng sinh ra những chất rất hữu ích như mật, sáp, tơ. Ong mật đã được con người nuôi từ hàng ngàn năm nay để lấy mật. Tơ tằm đã có ảnh hưởng rất lớn tới lịch sử loài người, các mối quan hệ thương mại được thiết lập trên con đường vận chuyển tơ lụa giữa Trung Quốc và các quốc gia khác trên thế giới. Ấu trùng maggot được sử dụng để chữa trị vết thương, ngăn chặn sự hoại tử do chúng ăn các phần thối rữa. Phương pháp điều trị hiện đại này đã được sử dụng ở một vài bệnh viện trên thế giới.

Nhiều nơi trên thế giới, côn trùng được sử dụng làm thức ăn cho con người trong khi nó lại là đồ kiêng kị với vùng khác. Thực ra đây cũng là một nguồn protein trong dinh dưỡng của loài người. Người ta không thể ước tính được có bao nhiêu loài côn trùng đã nằm trong thực đơn của con người nhưng nó đã có mặt trong rất nhiều thức ăn, đặc biệt trong ngũ cốc. Hầu hết chúng ta không nhận ra rằng các luật bảo vệ thực phẩm ở nhiều nước không ngăn cản việc có mặt của côn trùng trong thức ăn.

Nhiều côn trùng, đặc biệt là các loài cánh cứng là những loài ăn xác thối, ăn các xác động vật chết, các cây bị gãy mục, trả lại môi trường các dạng hữu ích cho các sinh vật khác sử dụng. Ai Cập cổ đại đã sùng bái coi những con bọ cánh cứng như bọ hung là thần linh, bên cạnh nhiều động vật linh thiêng khác của họ như cá sấu, hà mã, cá trê, chim ưng… Điều này bắt nguồn từ một sự quan sát gắn với truyền thuyết: những con bọ hung Ai Cập sử dụng phân động vật làm thức ăn cho những con non của nó; với một số lượng bọ hung đông đúc hoàn toàn sống dựa vào những bãi phân thì đối với chúng, thứ thức ăn bốc mùi này quả thật quý như vàng, vì thế mà tranh chấp xảy ra. Chúng phải tìm cách lăn cục phân đi càng nhanh càng tốt khỏi đống phân và tìm một nơi chôn “kho báu” để giữ cho nó không bị cướp lại bởi những côn trùng khác. Chúng sử dụng hai chân sau để lăn phân-điều này đồng nghĩa với việc phải lộn ngược thân mình trong tư thế trồng cây chuối, mà như vậy thì không tiện cho việc quan sát đường đi cho lắm. Bởi vậy, những con bọ hung sử dụng hướng di chuyển của mặt trời, tức là từ Đông sang Tây làm la bàn định vị, những ông chủ kim tự tháp nhìn thấy các viên phân tròn dịch chuyển theo hướng di chuyển của mặt trời, rồi lại biến mất xuống lòng đất (bọ hung chôn phân trước khi đẻ trứng lên đó) đã ví những hình tượng không lấy gì làm vệ sinh lắm ấy với thần mặt trời, thần linh tối cao của họ. Để trả ơn cho công lao dọn vệ sinh của con bọ hung, người Ai Cập đã trao cho chúng cái chức danh “người dẫn đường cho thần Mặt Trời”.

Một con bọ rùa ở giai đọan trưởng thành, đại diện cho loài côn trùng biến thái hoàn toàn. Cả thành trùng lẫn ấu trùng bọ rùa đều ăn rệp vừng và là thiên địch tự nhiên có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát số lượng rệp hại cây. Hầu hết chúng ta đều không ý thức được rằng, lợi ích lớn nhất của côn trùng chính là loài ăn côn trùng. Nhiều loài côn trùng như châu chấu có thể sinh sản nhanh đến nỗi mà chúng có thể bao phủ trái đất chỉ trong một mùa sinh sản. Tuy nhiên có hàng trăm loài côn trùng khác ăn trứng của châu chấu, một số khác thì ăn cả những con trưởng thành. Vai trò này trong sinh thái thường được cho là của các loài chim, nhưng chính côn trùng, mặc dù không thực sự quyến rũ như những loài lông vũ kia mới chính là những con vật có vai trò quan trọng hơn.

Với bất kỳ loài côn trùng có hại nào, như con người thường gọi, thì cũng có một loài ong bắp cày là vật ký sinh hay là thiên địch của chúng và giữ một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các loài có hại đó. Sự quan tâm việc kiểm soát dịch hại bằng thuốc trừ sâu có thể có tác dụng phản lại, thực tế thì chúng ta đã không nhận ra rằng chính côn trùng đã tự kiểm soát lẫn nhau và cả các quần thể có hại. Vì vậy, kiểm soát bằng thuốc độc thậm chí có thể dẫn đến sự bùng phát một loạt dịch hại nào đó.

Côn trùng nào có thể gây hại cho con người và nên diệt chúng?

Muỗi 
Đây là loài gây bệnh nhiều nhất vì số lượng lớn, sinh sản nhanh và lại biết bay. Hai loại muỗi thường gây bệnh là muỗi sốt xuất huyết và muỗi gây bênh sốt rét. So với nỗi lo về các loại côn trùng khác thì muỗi là đáng lưu tâm hơn cả bởi sốt xuất huyết và sốt rét đều có khả năng làm chết người.
Hiện có 3 cách chính để diệt côn trùng. Một là phương pháp cơ học, tức giết bằng vợt điện, giết trực tiếp bằng tay, tránh tiếp xúc, ngủ mùng. Hai là dùng phương pháp sinh học, tức nuôi cá diệt lăng quăng. Ba là dùng hóa chất, cách cuối cùng theo kiểu "đặng đừng chớ" vì ít nhiều có hại cho môi trường và con người.
Ở gia đình, khi phun hóa chất cần cẩn trọng, tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. Nên phun hóa chất trước 30 phút rồi mới tiếp xúc với môi trường đã phun.
Ong độc
Một số loại ong có nọc cực độc như vò vẽ có thể gây suy hô hấp, suy thận và chết người nếu bị đốt quá nhiều. Đặc tính của ong là thường chỉ tấn công khi bị con người vô tình hoặc cố ý chọc phá tổ. Cách điều trị hữu hiệu khi bị ong đốt là đến bệnh viện để được theo dõi. Trường hợp nặng phải vừa hỗ trợ hô hấp vừa lọc máu liên tục.
Kiến ba khoang
Loại côn trùng này có tên khoa học là Rove Beetle, mang trên mình loại độc chất có thể gây dị ứng da. Không gây tử vong nhưng kiến ba khoang có thể gây ngứa và viêm loét da người. Nếu điều trị không đúng cách, chữa theo dân gian, người bị đốt dễ bị nhiễm trùng cơ hội. Cách tốt nhất là mua thuốc sát trùng, thuốc chữa côn trùng cắn để thoa trên da, hoặc dùng xà phòng rửa sạch vùng da tiếp xúc với công trùng.
Sâu
Đây cũng là một trong những loại côn trùng gây kích ứng da. Loại sâu có lông, có gai dễ gây kích ứng hơn sâu thân trơn. Người tiếp xúc có cảm giác ngứa, nhức hoặc phồng da. Cách điều trị tại chỗ là rửa sạch điểm tiếp xúc, bôi thuốc sát trùng.

Bọ chét 
Đây là loại côn trùng thường sống trên vật chủ là chuột, dơi, mèo, chó. Nguy hiểm nhất là bọ chét sống trên chuột bị mắc bệnh hạch. Quy trình gây bệnh khi bọ chét hút máu chuột mang bệnh, sau đó đốt cho người. Bệnh từng tạo thành dịch lớn và làm tử vong nhiều người. Hơn 20 năm qua dịch bệnh này đã được khống chế. Người bệnh thường sốt cao sau khi bị bọ chét cắn. Trong trường hợp này, cách tốt nhất là nên đến bệnh viện để bác sĩ khám.
Các loại bọ chét sống trên mèo, chó, dơi thường không gây bệnh cho người.
Bọ xít hút máu người
"Hút máu" người, nhưng đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy bọ xít hút máu gây bệnh hoặc làm tử vong. Một số người cơ địa dễ bị kích ứng mà bị bọ xút cắn nhiều lần có thể gây sốt và cơn sốt sẽ chóng khỏi.
Ve chó mèo
Đây cũng là loại côn trùng không chọn người làm vật chủ mà chỉ đốt do vô tình. Ve chó mèo không gây bệnh, nguy hiểm khi chúng chui vào tai của trẻ em. Một số trường hợp phải vào bệnh viện để gắp ra vì ve chui vào trú ngụ và hút máu. Chính vì điều này, gia đình có nuôi chó mèo cần trị sạch ve hoặc thường xuyên tắm cho vật nuôi bằng xà phòng diệt côn trùng.
 

Chúng tôi đến với bạn chỉ một cuộc gọi!