Tin tức thời sự

Lợi ích của loài Mối

 

 

Ba lợi ích của loài mối.

 

   Loài mối trên trái đất gồm khoảng 2.666 loài mối, nhưng chỉ có khoảng gần chục loài phá hoại nhà cửa, những loài này hàng năm chúng gây ra rất nhiều thiệt hại cho các công trình, tài sản, cây trồng,… xong bên cạnh tác hại thì loài Mối cũng có nhiều lợi ích cho cuộc sống con người.

 

1. Mối giúp phục hồi sinh thái

   Để đánh giá trạng thái môi trường đòi hỏi phải lấy mẫu, phân tích với chi phí rất tốn kém. Việc sử dụng các sinh vật chỉ thị để đánh giá hiện trạng môi trường là rất phổ biến. Nhờ các sinh vật chỉ thị, người ta có thể biết được trạng thái môi trường. Do đó việc nghiên cứu sử dụng các sinh vật làm vật chỉ thị đang được quan tâm.

   Mối là loài cũng được các nhà khoa hoạc rất quan tâm. Chúng ta đã được biết thức ăn chính của mối là những thứ mà có xenlulô dạng thực vật, chúng đã tăng độ mùn cho đất, chúng đã đóng góp là mắt xích thức ăn trong chu trình luân chuyển vật chất trong hệ sinh thái. Ngày nay, mối còn được chú ý nhiều với vai trò là chỉ thị sinh học trong các nghiên cứu về sự phục hồi của hệ sinh thái. Đã có những nghiên cứu cho thấy, nhiều loài mối rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường sống, sự có mặt hay biến mất của một số loài gắn liền với những biến đổi của điều kiện môi trường, đặc biệt là thảm thực vật và cấu trúc đất.

   Hầu hết các nghiên cứu về sự phục hồi có chú ý đến sự phong phú của các loài động vật không xương sống trong cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái và cũng đã có một số nghiên cứu chỉ ra được mức độ đóng góp của chúng tới cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái từ chính sự phong phú của chúng trong chuỗi thức ăn (Williams năm 1993).

   Trong nghiên cứu về sự phục hồi cấu trúc đất, người ta đã chứng minh được vai trò của kiến và mối trong việc tạo ra các đường giao thông trong đất và ảnh hưởng quan trọng của chúng đến quá trình thấm nước ở điều kiện áp lực âm (-5, – 10, – 40mm) và áp suất dương (+10mm). Một vài tacxon chỉ thị đã được nghiên cứu và đánh giá rộng rãi trong các vùng bảo tồn ở Úc, trong số đó kiến và mối được coi là một chỉ thị tốt vì chúng rất phong phú về số lượng loài, dễ dàng thu mẫu vật và định loại, đồng thời phản ứng  nhanh với sự thay đổi của điều kiện môi trường (Bunn, 1983, Andersen, 1993, Andersen et al. 1996). Người ta đã coi từng nhóm động vật không xương sống là sinh vật chỉ thị cho từng quá trình phục hồi của hệ sinh thái: Mối – cấu trúc đất; Collembola – quá trình phân hủy; Homoptera, ruồi, kiến là các sinh vật chỉ thị cho một vài quá trình khác (J. D. Mayer, 1997). 

 

2. Mối làm tăng năng suất cây trồng

   Trong bối cảnh thế giới vẫn còn khoảng 1 tỷ người nghèo đói thì việc tìm kiếm một phương thức giúp nâng cao năng suất mùa vụ vẫn luôn đặt ra cấp bách, nhất là đối với khu vực châu Phi cận Sahara, nơi đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái đất nghiêm trọng.

   Để ứng phó với tình trạng trên, các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Sydney (Australia) khuyến khích người nông dân sử dụng kiến và mối bởi họ phát hiện ra rằng hai loài động vật này có thể cải tạo độ màu mỡ của những vùng đất khô cằn. Chỉ bằng cách kiến và mối vẫn thường làm – đào bới, chúng sẽ vô tình tạo ra những rãnh nhỏ trong lòng đất, giúp cây trồng dễ dàng tiếp cận với nguồn nước hơn.

Lợi ích của mối đối với cây trồng

Lợi ích của mối đối với cây trồng (Ảnh minh họa)

 

   Thêm nữa, nghiên cứu còn chỉ rõ mối có khả năng bổ sung dưỡng chất cho cây trồng phát triển bởi chúng đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng lượng khí ni tơ trong đất.

   Thực tế cho thấy, ở những vùng đất sử dụng mối và kiến, sản lượng lúa mỳ đã tăng khoảng 36%. Hiện việc sử dụng mối nhằm nâng cao năng suất mùa vụ đang được áp dụng rộng rãi ở châu Phi – vùng sinh sống của hơn 660 loài mối khác nhau.

   Tại nhiều khu vực thuộc Tây Phi, người dân địa phương đã tiến hành đặt những thanh gỗ củi trên mặt đất nhằm thu hút loài mối. Riêng tại Burkina Faso, phân bón được đổ vào những cái hốc cạnh nơi gieo hạt với hy vọng sẽ lôi kéo được loài mối đến.

   Còn ở những vùng đất khác trên “lục địa đen”, người nông dân cũng đang nỗ lực áp dụng các phương thức tương tự nhằm biến loài mối thành một loại phân bón tự nhiên, đơn cử như nông dân Malawi thường trồng chuối gần những tổ mối; người dân Uganda, Niger và Zimbabwe thì cùng nhau trồng những loại rau quả bên trên tổ mối; riêng với nông dân vùng nam Zambia, họ lại lấy đất từ các tổ mối về để vun trồng mùa vụ… 

 

3. Mối tìm thấy dấu vết các khoáng chất và kim loại quý

   Để xây tổ, mối có thể đùn đất lên từ dưới độ sâu 20m, nên quan sát tổ mối người ta có thể tìm thấy dấu vết các khoáng chất và kim loại quý.
    Tại Bờ Biển Ngà, đất tổ mối gồm hỗn hợp đất, nước bọt và phân của mối được dùng làm bột chỉnh hình chữa sai khớp. Người dân ở đây cũng sử dụng hỗn hợp này làm thuốc chữa bệnh thủy đậu và quai bị. 
    Ở Burkina Faso, khi đất nông nghiệp đã bạc màu trơ cứng ra như đá, người dân trộn mối với phân hữu cơ và nhồi vào các lỗ đào trên mặt đất. Mối sẽ tạo ra vô số hầm hào dưới lòng đất giúp đất dẫn nước tốt hơn trong mùa mưa. Bộ máy tiêu hóa của mối (chiếm 70% trọng lượng cơ thể) hoạt động giống như nhà máy hóa chất. Khi làm tổ, mối đã giữ lại vật chất hữu cơ khiến quá trình khoáng hóa chậm lại và các hợp chất khó phân hủy sẽ phân hủy dễ dàng hơn, giúp cho cây trồng tốt hơn. Cấu trúc tổ mối cũng giúp giữ cho đất đai ít bào mòn và rửa trôi.

 

Sưu tầm và Biên Soạn. 2014

 

 

 

 

 

Chúng tôi đến với bạn chỉ một cuộc gọi!