Tin tức thời sự

Ong Bắp Cày xâm lấn nước Mỹ

Ong Bắp cày xâm lấn nước Mỹ

Ở Việt Nam, ong Bắp cày còn được gọi bằng tên thông dụng khác như Ong bồ vẽ.

Đây là loài ong hung dữ và hay tấn công người, mùa giao phối và di trú của ong bắp cày diễn ra từ tháng 9 đến tháng 10, đây cũng là thời điểm mà chúng hung hãn nhất.

Ong bắp cày chính là thiên địch số một của loài ong khác và loài nhện độc phổ biến nhất châu Úc, chúng có mặt khắp nơi trên lục địa Úc, và có thể được phát hiện trong nhiều bộ sưu tập. Ong bắp cày ký sinh khét tiếng với những hình thức lạ kỳ nhưng cực kỳ thông minh.

Thời tiết ấm và khô hơn là nguyên nhân gia tăng số lượng loài ong này. Hiện nay quá trình đô thị hóa nhanh ở một số nơi khiến môi trường sống của ong bắp cày bị thu hẹp cùng với đó, biến đổi khí hậu có thể là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vụ tấn công người.

Ong Bắp Cày xâm lấn nước Mỹ

 

Ở Việt Nam, ong Bắp cày còn được gọi bằng tên Ong Bồ vẽ. Ảnh sưu tầm intenet

 

Lần đầu tiên, ong bắp cày khổng lồ châu Á được được tìm thấy tại Mỹ, đe dọa quần thể ong bản địa vốn đang suy giảm nhanh chóng.

Với chiều gần 5 cm và mang nọc rất độc có thể đoạt mạng người, Vespa mandarinia được xem là loài ong lớn nhất và nguy hiểm nhất hành tinh. Chúng có nguồn gốc tại Đông Á nhưng đang xuất hiện tại một số vùng đất xa xôi trên khắp thế giới.

Các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác rõ bằng cách nào mà loài ong bắp cày kịch độc này đến được bang Washington(Mỹ). Theo chuyên gia Seth Truscott từ Viện Khoa học Nông nghiệp, Con người và Tài nguyên Thiên nhiên (CAHNRS) nghi ngờ chúng xâm nhập vào Mỹ thông qua việc vận chuyển hàng hóa quốc tế.

Ong bắp cày cắn ong Mật

Ong Bắp cày tấn công Ong Mật. Ảnh sưu tầm Internet

 

Sự xuất hiện của ong bắp cày khổng lồ châu Á là một mối đe dọa với quần thể ong bản địa. Chúng có sức tàn phá mạnh nhất vào cuối mùa hè và đầu mùa thu, khi ong chúa thức giấc sau thời kỳ ngủ đông để xây dựng tổ và mở rộng thuộc địa.

"Ong thợ săn lùng nguồn protein để nuôi dưỡng ong chúa. Chúng tấn công các tổ ong mật, giết chết con trưởng thành, sau đó ăn sống ấu trùng và nhộng", Truscott giải thích. "Loài côn trùng này rất hung hăng, sẵn sàng tấn công mọi kẻ thù để bảo vệ tổ. Những vết chích của chúng chứa nọc độc thần kinh mạnh, có thể đoạt mạng người".

Chính quyền bang Washington cảnh báo người dân không nên tự ý xua đuổi Ong bắp cày đang xâm lấn bởi chúng có thể đốt xuyên qua bộ đồ bảo hộ thông thường của người nuôi ong. Bất kỳ ai phát hiện ong bắp cày khổng lồ châu Á gần nơi sinh sống cần báo cáo ngay với các quan chức nông nghiệp để biết và có biện pháp khoanh vùng xử lý kịp thời.

"Chúng tôi đã lắp đặt bẫy từ tháng Tư năm 2020, nhưng thời điểm tốt nhất để bắt ong là từ tháng 7 đến tháng 10, khi thuộc địa của chúng được hình thành và các ong thợ rời tổ để kiếm ăn", Bộ Nông nghiệp bang Washington cho biết trong một tuyên bố.

 

Bài viết: Sưu tầm và biên soạn KP

 

Chúng tôi đến với bạn chỉ một cuộc gọi!